Theo những tài liệu lịch sử, ngói lưu ly có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được chuyển giao sang Việt Nam. Theo màu men, ngói lưu ly có thể chia làm ba loại: hoàng lưu ly, thanh lưu ly, và bích lưu ly 1; theo hình dạng và vị trí sử dụng, ngói lưu ly được đặt các tên sau: ngói ống, ngói âm, ngói dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy, ngói liệt. Ngày xưa ngói lưu ly chỉ dành cho vua quan triều nhà Nguyễn.
Thời kỳ đầu
Gạch ngói là những vật liệu phổ biến trong xây dựng và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Các tư liệu lịch sử và các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy người Việt đã sản xuất và sử dụng những vật liệu ấy từ cả ngàn năm về trước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc bộ mà trung tâm là Thăng Long-Hà Nội.
Nhưng gạch ngói tráng men, những sản phẩm cao cấp hơn, thì được chế tạo trong nước xem ra muộn hơn rất nhiều, có lẽ chỉ cách đây khoảng 2 thế kỷ.
Dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775)
Một bộ sách viết về Đàng Trong, đặc biệt chú trọng đến hai xứ Thuận-Quảng, là Phủ Biên Tạp Lục do Lê Quý Đôn viết năm 1776. Trong đó, ông miêu tả các kiến trúc cung đình tại thủ phủ Phú Xuân với nhóm từ "nhà ngói gạch thành, cung vàng gác báu" hoặc "mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ", còn chốn dân gian thì "đều là mái ngói" hoặc "ngói đá gạch chum thì kế có hàng vạn, không thể tính xiết".
Bấy giờ các chúa Nguyễn cũng đã cho thiết lập "Nê ngoã tượng cục", một quan xưởng chuyên sản xuất ngói để cung ứng cho triều đình nhà chúa. Xưởng đó toạ lạc gần giang cảng Thanh Hà, mạn lưu sông Hương. Ngày nay nó còn lưu cựu tích qua địa danh Ngõa Tượng (nghĩa đen là thợ ngói), tên một xóm nhỏ nằm giữa hai làng La Khê và Địa Linh, thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dưới thời vua Nguyễn (1802-1945)
Sau khi Huế được chọn là kinh đô, trong khoảng 1802-1810, để cung ứng gạch ngói cho công việc xây dựng kinh thành, hoàng thành, tử cấm thành, cung diện, quan thự, đàn miếu... triều đình đã huy động vật liệu từ khắp cả nước, ngoài ra còn huy động hàng ngàn người dân khắp nơi về kinh đô để xây dựng trên 40 lò gạch ngói. Nhưng phải đến cuối năm 1810, lịch sử ngói lưu ly mới mở ra và được viết trang đầu tiên.
Theo Đại Nam Thực Lục chính biên đệ nhất, kỷ triều Gia Long thì tháng 12 năm 1810, nhà vua đã cho mời một số chuyên gia làm gạch ngói từ Trung Quốc đến Huế. Sách có đoạn: Sai bang trưởng Quảng Đông là Hà Đạt Hoà thuê 3 người thợ làm ngói ở Quảng Đông, khiến nung ngói lưu ly các sắc xanh, vàng, lục ở Khố Thượng để công tượng học chế đúng theo như kiểu, xong rồi hậu thưởng cho về. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các thợ người Hoa ấy, những người thợ Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuật một cách nhanh chóng.
Ngói lưu ly được sản xuất tại Khố Thượng (ngày nay là Long Thọ) liên tiếp trong 75 năm (1810-1885), dưới 8 thời vua từ Gia Long đến Hàm Nghi, đã phải dừng lại do biến cố "thất thủ kinh đô" gây ra. Vào năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuất bôn, quân đội bị giải tán, những biến cố chính trị khiến cho các đội thợ sành sứ trở về quê quán của họ, một số người đã thiết lập một số lò nhỏ ở Quy Nhơn, Thanh Hóa để sản xuất một vài vật dụng đơn sơ. Trận bão năm Thìn (1904) cũng đã làm cho cơ sở sản xuất ngói lưu ly ở Long Thọ bị sụp đổ và suốt 25 năm sau đó nghệ thuật sành sứ đã đào thoát khỏi vùng Long Thọ.
Năm 1909, sự cần thiết phải lợp lại một số khách sảnh và phòng ăn ở hoàng cung đã thúc đẩy Thượng thư Bộ Công Võ Liêm tìm đến ông Bogaert, một kỹ nghệ giangười Pháp cư trú ở dưới chân đồi Long Thọ và đã xây dựng trên địa điểm này một xưởng máy để sản xuất vôi đá, để yêu cầu ông Bogaert nghiên cứu những bí quyết về sản xuất ngói tráng men. Một thời gian sau, một lò nung nhỏ kiểu Trung Quốc được xây dựng và sau nhiều lần điều chỉnh, nó đã đem lại một vài kết quả, nó đã có thể đạt đến chỗ cung ứng được loại ngói đạt yêu cầu, phù hợp với các kiểu kiến trúc đang lợp trên các tòa cung điện.
Xí nghiệp Vôi đá Long Thọ kế thừa ông Bogaert trong việc xây dựng những lò nung rộng lớn hơn nhưng về cơ bản vẫn giữ hình dáng cũ (bán noãn) chỉ thay đổi về tầm cỡ, thao tác quạt gió và phương cách đốt lò. Các thợ gốm đều có học thức, họ làm việc với các phương thức mới, những phương pháp–công nghệ thông dụng và được khắp nơi tuân hành, nhất là trong các công tác đo lường chuẩn xác. Các thành tựu khoa học đã được ứng dụng cho phép xưởng có thể đo lường sự giãn nở của đất và các loại men trong lúc nung chín. Đồng thời xưởng dần dần biến đổi các lò đốt–lò nung, ứng dụng những định luật về sự cháy để tìm cách tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, đạt sự an toàn trong sản xuất. Xưởng đã đưa các lò nung sơ bộ (lần 1) và nung men sứ (nung lần 2) thành nối tiếp và liên tục.
Năm 1945, vì những biến cố chính trị, nghề ngói lưu ly lại bị gián đoạn thêm một lần nữa, và lần này kéo dài hơn 45 năm.
Từ 1990 đến nay
Năm 1981, trong "Kế hoạch hành động" (Plan d'Action) của UNESCO về việc bảo vệ, tu sửa và phát huy giá trị quần thể di tích Huế đã có đề nghị thiết lập một cơ sở đúc gạch ngói. Từ đó, và kể cả từ trước đó nữa, vì nhu cầu bức thiết của vấn đề cần có gạch ngói, nhất là gạch ngói tráng men, để dùng vào việc trùng tu di tích,Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu công nghệ sản xuất truyền thống, đi dò hỏi các nghệ nhân ở nhiều địa phương, tìm tòi nguồn nguyên liệu ở các làng tại Thừa Thiên-Huế.
Năm 1990, sau một số lần nung thử nghiệm thất bại, Xưởng phục chế vật liệu xây dựng cổ thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế mới sản xuất được mẻ gạch ngói tráng men đầu tiên để đáp ứng phần nào nhu cầu vật liệu trùng tu di tích. Được sự tham gia tư vấn của ông Nguyễn Chi, một nghệ nhân về sản xuất đồ gốm tráng men được mời từ Hà Nội, ông đã giúp đỡ về mặt kỹ thuật từ việc xây dựng lò nung đến các công đoạn làm khuôn, nhồi đất, tạo xương, pha chế men, nung gạch ngói theo công nghệ truyền thống.
Các chủng loại gạch tráng men mà người xưa đã dùng để trang trí ở các công trình kiến trúc thuộc Quần thể di tích Huế, một bản thống kê gần đây cho thấy đã có đến 42 loại 2 có tráng men hoàng lưu ly và thanh lưu ly với các kiểu hoa văn chữ thọ, chữ vạn, tứ tượng, thiên địa, hoa thị, ô trám, quy giáp, hoa chanh, bầu rượu, v.v., còn về ngói thì hai loại ngói quan trọng và khó sản xuất nhất là ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly. Tuy thế, men lưu ly 3, phần hồn của ngói lưu ly vẫn là một vấn đề tranh luận trong giới nghiên cứu suốt gần 10 năm sau đó.
Từ 1997 đến 2000, sau một thời gian dài nghiên cứu và đề xuất, một dự án cấp quốc gia được phê duyệt với nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất ngói lưu ly, Công ty xây lắp Thừa Thiên-Huế là đơn vị thực hiện dự án. Đến cuối năm 2002 dự án thành công, chính thức khẳng định nghề làm ngói lưu ly tại Huế đã được phục hồi toàn diện.
Nguồn wikipedia
Và càng về sau với công nghệ phủ men hiện đại hóa nên sản phẩm đã có và bán đại trà ra thị trường với các sản phẩm chất lượng.
Tham Khảo : NGÓI MEN MỸ XUÂN
NGÓI MEN BÁT TRÀNG
|